Máy ép bùn trong xử lý nước thải, bùn thải thủy sản

Sỡ hữu vị trí chiến lược bên bờ biển Đông, với đường bờ biển dài 3.260 km (3.444 km, hạng 33 thế giới theo The World Factbook). Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Cùng với mạng lưới sông hồ, nội thủy dày đặc, thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Đây được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Sản lượng thủy sản khai thác được khoảng 4 triệu tấn/năm. Sản phẩm chế biến khoảng 700 – 800 nghìn tấn. Chiếm 4-5% GDP và 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

xử lý nước thải thủy sản

Đi kèm với cơ hội phát triển là những thách thức trong vấn đề môi trường. Nước thải từ ngành thủy sản nói chung chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm nguy hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người. Vì vậy, đầu tư quy trình xử lý nước thải, bùn thải thủy hải sản là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy, cơ sở kinh doanh, chế biến trong ngành.

xử lý nước thải thủy sản
Chủ quyền trên biển (vùng đặc quyền kinh tế & thềm lục địa) của nước CHXHCN Việt Nam

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI, BÙN THẢI THỦY HẢI SẢN

Nguồn phát sinh

Nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản bao gồm các công tác sơ chế, phi lê, đông lạnh cá, tôm, cua, … , sản xuất bột cá, … với nguyên liệu đầu vào đa dạng. Các giai đoạn thay nước trong ao nuôi, lồng bè, phân loại, làm sạch, chế biến và vệ sinh thiết bị sẽ phát sinh một lượng nước thải khổng lồ.

Chất thải rắn phát sinh bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá, … có mùi đặc biệt khó chịu, nhất là khi phân hủy.

Tác động môi trường nếu nước thải ngành thủy sản không được xử lý

Đặc điểm của loại nước thải này là thành phần các chất hữu cơ hòa tan, các hợp chất lơ lửng, huyền phù chứa nito, photpho, lưu huỳnh, … ở mức độ cao. Các chất này nếu thải trực tiếp ra ngoài, khi phân hủy, sẽ làm giảm đáng kể nồng độ oxy hòa tan trong nước, chết ngạt các sinh vật thủy sinh trong sông, hồ. Làm nước mất khả năng tự làm sạch, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, vùng ven biển.

Các hợp chất giàu nitơ, photpho khi thải ra sông hồ làm tăng sự phát triển của tảo gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Giết chết các sinh vật trong hệ sinh vật thủy sinh, kể cả các loài nuôi trồng …

Các chất rắn lơ lửng làm nước đục, hạn chế ánh sáng, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu. Chất rắn lơ lửng cũng bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông của nước và tàu bè.

xử lý nước thải thủy sản
Quy trình chế biến thủy hải sản và các nguồn phát sinh nước thải

Tính chất hóa lý của nước thải chế biến thủy hải sản

  • 70–80% là hợp chất hữu cơ gồm protit, acid amin, ure CON₂H₄, chất béo và các phức chất cực khó xử lý.
  • 20–30% gồm cát, đất, muối, các chất phụ gia, tẩy rửa.
  • Nito và Photpho: nước thải thủy sản chứa lượng N và P rất cao, đặc biệt Photpho không những có trong thành phần của sản phẩm mà còn do quá trình bổ sung các chất phụ gia chế biến.
  • COD và BOD rất cao, vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần.
  • Chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng, giun sán gây bệnh. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn có nguy cơ cao bị mắc lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp.
  • Amonia: là chất kịch độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết từ 1,2 – 3 mg/l.
Chỉ tiêu Đơn vị NỒNG ĐỘ
Tôm đông lạnh Cá da trơn Thủy sản đông lạnh hỗn hợp QCVN 11:2018, Cột B
pH 6.5 – 9 6.5 – 7 5.5 – 9 5.5 – 9
Chất rắn lơ lửng (SS) mg/L 100 – 300 500 – 1200 50 – 194 100
COD mgO2/L 800 – 2000 800 – 2500 694 – 2070 80
BOD5 mgO2/L 500 – 1500 500 – 1500 391 – 1539 50
N tổng mg/L 50 – 200 100 – 300 30 – 100
P tổng mg/L 10 – 120 50 – 100 3 – 50 60
Dầu và mỡ mg/L 250 – 830 2.4 – 100 20

Theo Tổng cục môi trường Việt Nam 2009

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI, BÙN THẢI THỦY HẢI SẢN

Công nghệ xử lý nước thải, bùn thải thủy sản hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào và phương pháp chế biến mà nước thải thải ra có đặc tính khác nhau. Điểm chung là ở giai đoạn cuối cùng, đa phần xí nghiệp, nhà máy đã sử dụng các loại máy ép bùn để xử lý bùn thải. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, ít chiếm diện tích sân phơi bùn truyền thống và đem lại hiệu quả cao.

xử lý nước thải thủy sản
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải thủy hải sản

1. Giai đoạn xử lý cơ học nước thải

Nước thải từ nhà máy, khu chế biến, khu nuôi trồng thủy sản được dẫn qua các song chắn rác. Rác thô, có kích thước lớn (như lá cây, xương cá, vây, vỏ giáp xác, …) bị loại bỏ trước khi chảy vào bể lắng cát. Thành phần cát sẽ được lắng lại ở đáy bể.

Giai đoạn tiếp theo là bể điều hòa, nước thải được sục khí. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.

2. Giai đoạn tuyển nổi, keo tụ

Phèn PAC (Poly Aluminium Chloride) hay polymer PAM (Polyacrylamide) là tác nhân tiên quyết của giai đoạn này, các bông bùn sau khi keo tụ sẽ chảy qua hệ thống tuyển nổi. Hiểu đơn giản, khi được bơm vào, các bọt khí sẽ nổi lên mang theo váng dầu và các bông cặn lơ lửng. Hệ thống gạt ở trên bể sẽ gạn tách dầu mỡ và bùn cặn đưa về bể chứa bùn. Ngay trong công đoạn này, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ có thể được loại bỏ tới trên 90%.

Thực tế cho thấy polymer cho hiệu quả tạo keo tụ cao hơn, ARK Việt Nam hiện đang phân phối polymer PAM (Polyacrylamide) ở hai dạng: bột và nhũ tương với số lượng lớn đi kèm chiết khấu hấp dẫn.

3. Giai đoạn xử lý sinh học nước thải thủy sản

Xử lý kỵ khí

Từ bể điều hòa đến bể UASB (bể sinh học kỵ khí – Upflow Anaerobic Sludge Blanket). Các vi sinh vật kỵ khí tại đây sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa nito và photpho. Hiệu suất xử lý COD và BOD đạt từ 60-80%. Sản phẩm của quá trình là các chất hữu cơ đơn giản như metan (CH4), nước, CO2, H2S.

Vi sinh vật kỵ khí + Chất hữu cơ → CO2 + CH4 + H2S + sinh khối mới

xử lý nước thải thủy sản
Bể UASB

Xử lý hiếu khí

Các cụm bể anoxic và aerotank là giai đoạn tiếp theo. Các quá trình xử lý tổng hợp như: khử BOD, nitrat hóa, khử amoni và khử nitrat thành khí nitơ, khử photpho được diễn ra. Các hợp chất hữu cơ cứng đầu còn lại trong nước thải được vi sinh vật hiếu khí oxy hóa thành CO2, nước. Người ta thường tái sử dụng bùn thải hoặc bùn hoạt tính đặc biệt chứa vi sinh vật để tăng hiệu quả xử lý.

Nồng độ bùn hoạt tính dao động từ 1000 – 3000 MLSS mg/L (MLSS là Mixed liquor suspended solids hay hỗn hợp chất rắn lơ lửng). Nồng độ bùn càng cao, tải lượng chất hữu cơ càng lớn. Oxy được cấp liên tục vào bể nhờ hệ thống thổi khí. Đường kính bọt khí lý tưởng vào khoảng 10 µm. Oxy là cần thiết để cho các vi sinh vật hoạt động. Hệ thống khuấy xáo trộn đều để tăng diện tích tiếp xúc.

Sau bể aerotank, bể lắng 2 (lắng sinh học) là nấc thang tiếp theo phải bước. Bùn sinh ra từ sinh khối của vi sinh vật cũng như các chất lắng cặn được giữ lại ở đáy bể lắng. Lượng bùn hoàn lưu một phần về bể aerotank. Phần còn lại được đưa vào khu vực xử lý bùn.

4. Giai đoạn xử lý hóa lý nước thải thủy sản

Nước sau khi được tách bùn trở nên trong và các chất hòa tan độc hại đã bị loại bỏ tối đa. Trong giai đoạn tiếp sau sẽ được khử trùng bằng Clo hoặc Ozone. Sau khi đo đạc lại các chỉ số hóa học, nước có thể được thải ra ngoài môi trường hoặc tái sử dụng cho sản xuất.

5. Giai đoạn xử lý bùn thải thủy sản

Bùn thải từ bể lắng và bể UASB được đưa vào bể chứa bùn. Mặc dù gọi là bùn, nhưng thành phần chủ yếu vẫn là nước. Do đó bùn thải có khối lượng và thể tích vô cùng lớn. Nếu quy mô sản xuất của nhà máy chế biến thủy sản là lớn, thì bể chứa bùn chắc chắn cần dung tích khổng lồ. Nếu không xử lý kịp thời, sẽ gây tắc nghẽn, đình trệ hoạt động của toàn nhà máy.

→ Đây chính là lúc các loại máy ép bùn có đất dụng võ.

Xem thêm: Máy ép bùn – trợ thủ đắc lực xử lý nước thải công nghiệp

LỢI ÍCH CỦA MÁY ÉP BÙN TRONG XỬ LÝ BÙN THẢI THỦY SẢN

Phương pháp sử dụng sân phơi bùn rõ ràng đã quá lỗi thời trong tình hình hiện nay. Khi mà sản lượng khai thác ngày càng tăng, đi kèm với quy mô của các nhà máy, khu chế xuất, chế biến thủy hải sản liên tục được mở rộng. Thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam không còn bó hẹp trong nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các đối tác quốc tế. Do đó khối lượng bùn thải phát sinh ngày càng nhiều.

Thuê các đơn vị xử lý, hút bùn bên ngoài chỉ là biện pháp tình thế. Tính về dài hạn, chi phí hàng năm thực sự là một con số khổng lồ. Thay vào đó, đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, ép bùn hiện đại sẽ là khoản đầu tư có tầm nhìn chiến lược, và thu về lợi nhuận kinh tế lâu dài.

Máy ép bùn sẽ lọc tách phần lớn nước khỏi dung dịch bùn, giảm thế tích và khối lượng bùn. Qua đó giúp giảm số chuyến phải vận chuyển, giảm lượng bùn phải xử lý. Tức là tiết kiệm tiền cho nhà đầu tư.

Xem thêm: Tại sao Máy ép bùn là khoản đầu tư đúng đắn và sinh lời?

Hạn chế của phương pháp cũ

  • Sân phơi bùn cực kỳ tốn diện tích, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, lại gây mùi và ô nhiễm môi trường. Chưa kể cần nhiều nhân công và tổn hao sức khỏe người lao động.
  • Các thế hệ máy ép bùn cũ, lỗi thời, hoạt động không hiệu quả, hay tắc nghẽn. Sửa chữa thường xuyên, gây đình trệ sản xuất.
  • Máy ép bùn khung bản hoạt động không liên tục. Cực kỳ khó khăn trong việc bóc tách bùn một cách thủ công, cũng như vệ sinh vất vả, tốn nước rửa.
  • Máy ép bùn băng tải cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích nhà xưởng. Gây mùi khó chịu trong lúc hoạt động. Tốn nhân công vận hành và nước rửa. Thường xuyên phải căn chỉnh đai băng tải, thay thế lưới lọc cồng kềnh, nhọc sức.
xử lý nước thải thủy sản
Các phương pháp xử lý bùn thải cũ có quá nhiều điểm bất cập

Giải pháp thay thế hiệu quả với máy ép bùn ARK Việt Nam hiện đại

  1. Máy ép bùn trục vít: hệ thống khép kín, khử mùi hiệu quả, tránh rò rĩ chất thải gây ô nhiễm nhà xưởng. Vận hành êm ái, tiết kiệm điện, điều khiển tự động, hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Tiết kiệm nước rửa, dễ dàng thay thế bảo dưỡng từng trục vít, trong khi trục vít còn lại vẫn có thể hoạt động. Tránh được sự trì trệ trong hoạt động sản xuất. Cơ chế cải tiến với hệ thống lọc tách, hệ thống đĩa động giúp giảm ma sát và tăng cường tuổi thọ sản phẩm.
  2. Máy ép bùn băng tải cao áp: Có nhiều cải tiến về độ bền, chế độ bán tự động giúp tiết kiệm chi phí nhân công. Cơ chế ép bùn tăng cường, giúp bùn khô hơn và ổn định hơn.
  3. Máy ép bùn ly tâm: hệ thống khép kín, vận hành hoàn toàn tự động, liên tục. Độ bền cao, bánh bùn khô, ổn định. Đa dạng công suất, phù hợp với mọi loại bùn thải. Độ bền ấn tượng, vệ sinh tự động. Kích thước nhỏ gọn, lắp đặt dễ dàng, thuận tiện di chuyển.
xử lý nước thải thủy sản
Máy ép bùn thế hệ mới sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững

Hậu mãi tận tâm, chăm sóc khách hàng 24/7

Đặc biệt, quy trình sửa chữa, bảo dưỡng của ARK Việt Nam vô cùng uy tín và nhanh chóng. Chúng tôi có nhà máy sản xuất ngay tại Việt Nam. Ứng dụng dây chuyền máy móc nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc. Linh kiện thay thế luôn sẵn có, giảm thời gian chờ đợi cho quý khách hàng.

Sửa chữa nhanh chóng, linh kiện thay thế sẵn có là điểm mạnh của ARK Việt Nam so với các nhà sản xuất máy ép bùn khác.

Chắc chắn rằng, khi lựa chọn ARK Việt Nam, bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng

Điện thoại: 0977.675.754 (Mr Trúc)
Website: www.arkvietnam.com
Email: [email protected]
Trụ sở chính: Tầng 5, tòa nhà N03-T7, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Văn phòng HCM: 68-70 Hoàng Diệu, Phường 13, Quận 4, HCM.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup lễ ký kết ark với Nước sạch Sông Đà