Xử lý nước thải chế biến gỗ là phương pháp kiểm soát vấn đề ô nhiễm đặt biệt là nước thải phát sinh trong quá trình chế biến gỗ. Doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ xử lý nước thải xưởng chế biến gỗ sao cho phù hợp và đạt hiệu quả xử lý cao.
Vì sao phải xử lý nước thải chế biến gỗ
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Gỗ mang lại nhiều lợi ích cho con người, gỗ làm nên nhà, bàn ghế, các dụng cụ thiết yếu. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều công ty chế biến gỗ đã hình thành phát triển, sản xuất chế biến nên các dụng cụ từ gỗ.
Ngoài những lợi ích mà ngành mang lại nước thải chế biến gỗ cần xử lý bởi vì: Ngành gỗ còn gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như nước thải có hàm lượng độc hại cao, chất thải nguy hại, chất thải rắn, bụi ,…
Nguyên nhân gây ô nhiễm từ nước thải chế biến gỗ
- Công đoạn luộc gỗ, ngâm tẩm gỗ thì lượng nước thải ra ít nhưng độc hại do có chứa các hóa chất ngâm tẩm và ligin
- Nước thải phát sinh từ công đoạn uốn nóng
- Nước thải từ hệ thống xử lý dung môi, bụi sơn sử dụng hệ thống dẫn hơi bị rò rỉ,vệ sinh lò hơi
- Thành phần của nước thải sản xuất: nước thải sản xuất có chứa các chất như: boric, borat, notric,cặn lơ lửng, ligin, dầu từ gỗ, sơn,,…
Nước thải chế biến gỗ chứa nồng độ chất ô nhiễm cao, chủ yếu đến từ:
- Thạch tín.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD).
- Nhu cầu oxy hóa học (COD).
- Đồng (Cu).
- Crom (Cr).
- pH (cao hoặc thấp bất thường).
- Phenol.
- Dầu mỡ.
- Chất rắn lơ lửng (TSS).
Như vậy nước thải phát sinh trong quá trình chế biến gỗ có nồng độ chất ô nhiễm cao. Nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.
Cách xử lý nước thải chế biến gỗ
Hiện nay phương pháp xử lý nước thải xưởng chế biến gỗ được dùng phổ biến đó là công nghệ AAO. Công nghệ AAO là quá trình liên tiếp ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: yếm khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý chất thải. Dưới tác dụng phân giải các hợp chất hữu cơ của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Quá trình yếm khí trong quá trình xử lý nước thải xưởng chế biến gỗ
1 – Thủy phân: Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan chuyển hóa thành các chất đơn giản,quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất.
2 – Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, methanol, CO2, H2,….sinh khối mới sự hình thành có thể làm pH giảm xuống 4.
3 – Acetic hóa: Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khổi mới.
Trong 3 giai đoạn thủy phân, acid hóa và acetic hóa COD hầu như không giảm, COD chỉ giảm trong giai đoạn methane.
Quá trình thiếu khí (Anoxic)
Trong nước thải có chứa các hợp chất N,P. tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N, P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.
Quá trình hiếu khí (Aerotank)
Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ có trong nước thải, các vi sinh vật Pseudomonas Denitrificans, Baccillus,… sử khử Nitrat thành N2. Điều kiện chung cho vi khuẩn nitrat hóa pH =5,5 -9 nhưng tốt nhất là pH = 7,5, khi pH <7 thì vi khuẩn phát triển chậm, oxy hòa tan cần là 0,5 mg/l, nhiệt độ từ 5 -40°C.
Quá trình này xảy ra nhanh nếu có sục khí, sẽ làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật bằng cách tăng bùn hoạt tính, điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, nhiệt độ thích hợp cho quá trình xử lý là 20°C – 40°C, tối ưu là 25 – 30°C.
Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám. Oxy hòa tan sẽ được cung cấp từ máy thổi khí qua hệ thống ống phân phối. Hiệu suất loại bỏ BOD của Aerotank giảm khoảng 80 – 85% so với đầu vào. Do vậy đến lúc này, nước thải hầu như đã được làm sạch. Nước thải sau khi ra khỏi bể hiếu khí Aerotank sẽ chảy tràn qua bể lắng 2.
Bể lắng
Nước thải tiếp tục được dẫn đến Bể lắng 2 để tách bùn sinh học. Ở đây phần lớn bùn sinh học (bùn hoạt tính) có trong nước thải sẽ được lắng xuống đáy thiết bị. Một phần bùn sau khi lắng sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí. Để đảm bảo lượng bùn luôn ổn định cho vi sinh vật hoạt động. Phần bùn dư sẽ được xử lý qua máy ép bùn.
Phần nước trong sau khi qua bể lắng sẽ chảy qua bể khử trùng, hóa chất khử trùng (dung dịch NaOCl 10%) được bơm đồng thời vào bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A và được xả ra cống thoát nước chung. Hoàn tất quá trình xử lý.
Máy ép bùn nước thải chế biến gỗ
Ngày nay các doanh nghiệp sử dụng máy ép bùn là chủ yếu. Nhằm thay thế cho công nghệ cũ là dùng sân phơi bùn trong xử lý nước thải cho nhà máy chế biến gỗ. Do chiếm nhiều diện tích đất xử lý, chưa kể còn phải chờ thời gian cho bùn thải khô lại.
Lời kết
Xử lý nước thải ngành gỗ nói chung là phương pháp cần thiết và cấp bách. Giúp doanh nghiệp bảo vệ môi trường và tránh các vấn đề về pháp luật nếu để nước thải chưa xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường.
Khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến gỗ, nếu Doanh nghiệp cần mua máy ép bùn thải chế biến gỗ(máy ép bùn ly tâm, máy ép bùn trục vít, máy ép bùn băng tải) vui lòng liên hệ ARK Việt Nam để được tư vấn nhiệt tình và chu đáo.