Xử lý nước thải dệt nhuộm an toàn và hiệu quả nhất 2022

Xử lý nước thải dệt nhuộm là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. May mặc là một ngành kinh tế mũi nhọn chiến lược, thu hút nhiều nguồn lực cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ. Cải thiện tình trạng thất nghiệp đáng kể của nước ta (chiếm tới 10.3% lượng lao động hiện có).

Tuy nhiên, đây cũng là ngành sinh ra lượng nước thải, bùn thải khổng lồ. Nước thải cực kỳ khó xử lý bởi vô vàn các loại hóa chất, trong hầu hết các khâu như: nhuộm, in, giặt, đóng gói. Nếu không có những phương pháp, hệ thống xử lý an toàn hiệu quả, sẽ ảnh hưởng nặng nề tới môi trường.

hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Một hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng bóc tách, phân tích các vấn đề còn tồn tại của công tác xử lý nước thải dệt nhuộm.

Nước thải, bùn thải dệt nhuộm là gì? Thành phần, tính chất

Khi sản xuất, các hóa chất dệt nhuộm với thành phần chủ yếu là chất phụ trợ, hợp chất cao phân tử, polymer và kim loại nặng. Nếu xả thải trực tiếp sẽ tàn phá hệ sinh thái, cảnh quan môi trường, tàn phá sức khỏe. Theo các chuyên gia, nước thải, bùn thải dệt nhuộm là một trong những chất ô nhiễm nhất trong suốt lịch sự phát triển công nghiệp của con người.

Nước thải, bùn thải dệt nhuộm thường chứa các tạp chất như dầu mỡ, các chất hòa tan chứa Nitơ và bụi bẩn. Mỗi quá trình sản xuất vải (hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, cho đến khâu nhuộm, in và hoàn tất) đều thải ra một lượng lớn các hóa chất, dung dịch nhuộm, chất tẩy, … Đây chính là nguồn gốc phát sinh của loại chất thải công nghiệp này.

Nước thải, bùn thải dệt nhuộm có chỉ số BOD, COD cực cao sẽ ảnh hưởng đến thủy sinh, thậm chí biến đổi cấu trúc di truyền của các sinh vật trong nước, từ đó gây hại trực tiếp cho con người khi tiêu thụ các sản phẩm thủy sản.

Ngoài ra, hồ tinh bột, Acid Sulfuric (H2SO4), Acid Acetic (CH3COOH), Natri Hydroxit (NaOH), Natri Hypochlorite (NaOCl), Hydro Peroxide (H2O2),… có trong các loại thuốc nhuộm, chất trơ, chất cầm màu, chất tẩy trắng, chất ngấm là cực kỳ độc hại chỉ với một dư lượng nhỏ.

Các chất gây ô nhiễm từ các công đoạn sản xuất dệt nhuộm

Công đoạn sản xuất Chất ô nhiễm trong nước thải, bùn thải dệt nhuộm Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồ Glucozo, tinh bột, carboxy metyl cenlulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo, sáp, alcol,… BOD cao (34 – 50 tổng lượng BOD)
Nấu, tẩy NaOH, chất sáp, dầu mỡ, tro, soda, silicat natri, xo sợi vụn Độ kiềm cao, BOD cao, màu tối
Tẩy trắng Hipoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit,… Độ kiềm cao, BOD thấp (chiếm 5% tổng lượng BOD)
Làm bóng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp (Dưới 1% BOD tổng)
Nhuộm Các loại thuốc nhuộm chính bao gồm nhuộm hoàn nguyên, hoạt tính, phân tán, trực tiếp, axit, cation, các muối kim loại,… Độ màu nằm ở mức cao, BOD cao (6% tổng BOD), SS cao
In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại, axit,… Độ màu cao, BOD cao, dầu mỡ
Hoàn thiện Vệt tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp, lượng chất thải nhỏ
Giặt công nghiệp Giặt thông thường, denim Độ màu cao, BOD thấp

Bảng chỉ tiêu thành phần tính chất nước thải ban đầu

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
Nước thải sinh hoạt Nước thải sunfua Nước thải tẩy
pH 10 – 11 > 11 > 12
COD mg/l 450 – 1.500 10.000 – 40.000 9.000 – 30.000
BOD5 mg/l 200 – 800 2.000 – 10.000 4.000 – 30.000
N tổng mg/l 5 – 15 100 – 1.000 200 – 1.000
P tổng mg/l 0.7 – 3 7 – 30 10 – 30
SS (Chất lơ lửng) mg/l
Màu Pt-Co 7.000 – 50.000 10.000 – 50.000 500 – 2.000
Độ đục FAU 140 – 1.500 8.000 – 200.000 1.000 – 5.000

Thêm vào đó, hóa chất thải ra từ các công đoạn và chất liệu vải khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ như chất liệu len và cotton thô sẽ có độ màu, độ kiềm, chất lơ lửng và BOD cao. Với chất liệu sợi tổng hợp thì hóa chất trong giai đoạn tẩy và nhuộm là nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm. Vì thế cần có các công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tiên tiến để giảm thiểu tối đa các chỉ số ô nhiễm này.

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm giúp loại bỏ các thành phần độc hại trong nước thải như nhiệt độ, độ pH, chất rắn lơ lửng, COD, BOD5, kim loại nặng,… sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn khi đưa ra ao, hồ, sông, suối, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường.

sơ đồ xử lý nước thải dệt nhuộm
sơ đồ xử lý nước thải dệt nhuộm phổ biến hiện nay

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm hiện nay

  • Kết hợp hóa lý (keo tụ, tạo bông), lọc (Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I).
  • Kết hợp hóa lý và sinh học hiếu khí (Xử lý cơ bản hay xử lý bậc II).
  • Kết hợp hóa lý và sinh học hiếu khí hóa lý (Xử lý cơ bản hay xử lý bậc II).
  • Kết hợp hóa lý, sinh học và lọc (lọc cát hoặc than hoạt tính) (Xử lý bổ sung hay xử lý bậc III).
xử lý hóa lý kết hợp xử lý sinh học
xử lý hóa lý kết hợp xử lý sinh học (Nguồn: Tổng cục môi trường)

Cuối cùng bùn thải sẽ được đưa qua các máy ép bùn để loại bớt lượng nước dư thừa, để vận chuyển, xử lý dễ dàng và tiết kiệm hơn.

  • Đối với nguồn nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất là Polyester và sợi pha (kết hợp Cotton và Polyester) thì quá trình keo tụ/tạo bông thường được áp dụng trước công đoạn sinh học. Sinh học có thể là kỵ khí UASB hay EGSB, hiếu khí có thể là bùn hoạt tính lơ lửng hoặc bám dính.
  • Công đoạn xử lý bậc 3 bao gồm: keo tụ/ tạo bông và khử trùng; lọc (lọc cát và than hoạt tính) và khử trùng; oxy hóa nâng cao (ozone hay Fenton) và hiệu chỉnh pH về trung tính. Quá trình xử lý bậc 3 được áp dụng để xử lý triệt để các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải hay tái sử dụng.
  • Đối với nguồn nguyên liệu là Cotton, công nghệ xử lý ngược lại với nguyên liệu là Polyester và sợi pha là quá trình sinh học trước quá trình hóa lý.Công đoạn xử lý bậc 3 được áp dụng: lọc (lọc cát và than hoạt tính) và khử trùng; oxy hóa nâng cao (ozone hay Fenton) và hiệu chỉnh pH về trung tính.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

  1. Quá trình công nghệ xử lý nước thải dễ dàng và dễ vận hành.
  2. Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống.
  3. Tạo lượng bùn có hoạt tính cao.
  4. Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn để đưa vào nguồn tiếp nhận.
  5. Với các máy ép bùn tiên tiến, bùn thải được ép khô, chặt, độ ẩm thấp.

Nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

  1. Cần đào tạo chuyên sâu về nhân công để vận hành.
  2. Tốn nhiều không gian để tạo bùn và khó khăn trong kiểm soát quá trình tạo bùn.
  3. Tốn diện tích không gian để xử lý nước thải dệt nhuộm.
  4. Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm các công đoạn sau:

1. Bể thu gom

Các nguồn nước thải khi đi qua hệ thống thoát nước sẽ được song chắn rác của bể thu gom chặn và giữ lại các chất thải rắn, mảnh kim loại. Ngoài ra, công đoạn vật lý này còn giúp giảm 5% chất lơ lửng và 5% chỉ số COD. Nước thải khi vừa mới vào bể thu gom thường có nhiệt độ cao nên trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo, người ta sẽ sử dụng tháp giải nhiệt để nhiệt độ nước chỉ khoảng 40 độ C.

Song chắn rác xử lý nước thải dệt nhuộm
Song chắn rác

Bể thu gom còn gọi là Xử lý bậc I. Công đoạn này thường chia thành tiền xử lý nước thải và xử lý nước thải sơ bộ. Phần lớn là loại bỏ các tạp chất thô, cứng, vật nổi, nặng (cát, đá, sỏi…), dầu mỡ,… để bảo vệ bơm, đường ống, …

Các thiết bị của bậc xử lý này thường là: Song, lưới chắn rác, có thể có máy nghiền và cắt vụn rác, lắng cát, bể điều hòa, bể trung hòa, tuyển nổi và lắng 1, lọc hấp thụ bằng than hoạt tính.

2. Bể điều hòa

Bể có chức năng điều hòa lưu lượng nước và nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Tại đây, những chất phú dưỡng như N và P được thêm vào bể theo tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1 để làm đệm cho quá trình phân giải sinh học ở giai đoạn sau.

Bể điều hòa xử lý dệt nhuộm
Một bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải (nguồn: internet)

Dưới đáy bể được trang bị hệ thống sục khí để hòa trộn các chất bổ sung cùng nước thải được nhanh và đều hơn. Sau đó nước thải sẽ được bơm đến bể phản ứng và tiến hành quá trình keo tụ – tạo bông.

3. Bể keo tụ – tạo bông

bể keo tụ tạo bông bùn
Bể tuyển nổi (keo tụ tạo bông bùn) – nguồn: Internet

Các hóa chất keo tụ như phèn nhôm PAC, polymer sẽ được thêm vào nước thải để tạo thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và bám dính, dưới tác dụng của trọng lực, các bông cặn sẽ lắng xuống bể, từ đó tạo thành bùn thải.

Đây được xem là trái tim của hệ thống xử lý nước thải. Chủ yếu ứng dụng các quá trình hóa lý, hóa học, cơ học hoặc kết hợp. Công đoạn này phần lớn chất ô nhiễm trong nước thải sẽ bị xử lý.

Phương pháp xử lý hóa lý là một trong những phương pháp thông dụng trong xử lý nước thải công nghiệp. Giai đoạn xử lý hóa lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý kết hợp với xử lý cơ học, sinh học, hóa học trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đầy đủ.

Các phương pháp hóa lý thường được ứng dụng 

Các phương pháp hóa lý thường được ứng dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm gồm có: keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trích ly, trao đổi ion.

  • Keo tụ là quá trình kết dính kết các hạt keo chứa trong nước thải do chuyển động nhiệt, do xáo trộn và kết quả của quá trình này là từ các hạt keo rất bé tạo nên tổ hợp có kích thước lớn hơn và dễ dàng lắng xuống đáy. Các chất keo tụ thường được ứng dụng trong xử lý nước thải là phèn nhôm PAC (Al2(SO4)3.18H2O) và phèn sắt (FeSO4.7H2O)
  • Tuyển nổi là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia của hai pha: khí – nước và hình thành hỗn hợp “hạt rắn – bọt khí” nổi lên trên mặt nước và sau đó được loại bỏ đi.
  • Hấp phụ là quá trình thu hút hay tập trung các chất bẩn trong nước thải lên bề mặt của chất hấp phụ. Các chất hấp phụ thông dụng trong kỹ thuật xử lý nước thải bao gồm: than hoạt tính, than xương, đất hoạt tính (bentonit), silicagel, nhựa tổng hợp có khả năng trao đổi ion. Dùng để hấp phụ: Chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, hợp chất chlorinated, dẫn xuất phenol hoặc hydroxyl, hợp chất sinh mùi và vị, chất ô nhiễm vi lượng, kim loại nặng.
  • Trao đổi ion thường được ứng dụng để xử lý các kim loại nặng có trong nước thải bằng cách cho nước thải chứa kim loại nặng đi qua cột nhựa trao đổi cation, khi đó các cation kim loại được thay thế bằng các ion hydro (hoặc Na+) trao đổi.

Phương pháp sinh học xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau, muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành điều chỉnh pH về 6,6 – 7,6.

Nước thải có độ axit cao hay độ kiềm cao không được thải vào hệ thống thoát và nguồn nước. Trong các nhà máy dệt nhuộm độ pH của nước thải dao động từ 4 – 12 nên cần thiết phải trung hoà để tạo pH tối ưu cho quá trình keo tụ. Hoá chất dùng để trung hoà nước thải chứa axit là xút hoặc vôi. Trong nhà máy dệt nhuộm để trung hoà nước thải chứa axit và kiềm người ta thường trộn lẫn các loại nước thải này với nhau.

4. Các phương pháp kị khí

Dựa trên sự chuyển hoá vật chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy nhờ rất nhiều loài vi sinh vật yếm khí tồn tại trong nước thải. Sản phẩm của quá trình là CH4, CO2, N2 , H2S, NH3 trong đó CH4 chiếm nhiều nhất.

Phân hủy kị khí có thể chia làm 6 quá trình

  • Thủy phân polyme.
  • Lên men các đường và amino acid.
  • Phân hủy kị khí các axit béo mạch dài và rượu.
  • Phân hủy kị khí các axit béo dễ bay hơi (ngoại trừ acid acetic).
  • Hình thành khí metan và acid acetic.
  • Hình thành khí methane từ hydrogen và CO2.

Các quá trình này có thể hợp thành 4 giai đoạn xảy ra đồng thời

  • Thủy phân: Dưới tác dụng của enzim do vi khuẩn tiết ra các phức chất và chất không tan chuyển hoá thành các phức chất đơn giản hơn hoặc chất hoà tan (như các amino acid, acid béo). Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất.
  • Acid hoá: Các vi khuẩn lên men chuyển hoá các chất hoà tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.
  • Acetic hoá: Vi khuẩn acetic chuyển hoá các sản phẩm của giai đoạn acid hoá thành acetat, H2, CO2 và sinh khối mới.
  • Methanol hoá: Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân hủy kị khí acid acetic, H2, CO2, acid formic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.

Công nghệ xử lý kị khí cần lưu ý những yếu tố quan trọng

  • Duy trì sinh khối vi khuẩn càng nhiều càng tốt.
  • Tạo tiếp xúc đủ giữa sinh khối vi khuẩn với nước thải.
  • Khi hai yếu tố trên đáp ứng công trình xử lý kị khí có thể áp dụng tải trọng rất cao.

5. Bể xử lý kị khí

Bể xử lý kị khí không có tuần hoàn bùn, thích hợp xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan dễ phân hủy nồng độ cao hoặc xử lý bùn hữu cơ. Quá trình tiếp xúc kị khí gồm hai giai đoạn: phân hủy kị khí xáo trộn hoàn toàn, lắng hoặc tách riêng phần cặn sinh học. Bùn sau khi tách được tuần hoàn trở lại bể phân hủy kị khí.

Hệ thống tiếp xúc kị khí có thể hoạt động ở tải trọng chất hữu cơ từ 0,5 đến 10 kg COD/m3/ngày với thời gian lưu nước từ 12 giờ đến 5 ngày.

Bể lọc kị khí là cột chứa đầy vật liệu rắn trơ là giá thể cố định cho vi sinh kị khí sống bám trên bề mặt. Giá thể đó có thể là đá, sỏi, than, vòng nhựa tổng hợp, tấm nhựa, vòng sứ,…

Dòng nước thải phân bố đều, đi từ dưới lên, tiếp xúc với màng vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể. Do màng vi sinh bám dính tốt nên dẫn đến lượng sinh khối trong bể tăng lên và thời gian lưu bùn kéo dài.

6. Bể lắng xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải sau khi qua bể lắng để loại bỏ chất lơ lửng, bông cặn, sẽ đưa sang bể xử lý thiếu khí. Bể thiếu khí lúc này sẽ xảy ra quá trình khử NO3 thành N2. Khi Nito sẽ thoát ra ngoài. Quá trình được góp sức bởi các vi khuẩn NitrosomonasNitrobacter. Tiếp theo, nước thải sẽ chuyển sang bể sinh học hiếu khí – MBBR và bể lắng sinh học.

7. Bể sinh học hiếu khí – MBBR

Nhờ hoạt động của vi sinh vật, sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Chúng sẽ khử các chất hữu cơ chứa cacbon trong nước thải. Nó thường biểu thị bằng BOD (nhu cầu oxy sinh hóa, tổng cacbon hữu cơ TOC hoặc COD (nhu cầu oxy hóa học), khử Nitrat, photpho,…

Phân hủy các chất hữu cơ dễ phân hủy thành các chất vô cơ và chuyển các chất hữu cơ ổn định thành bông cặn dễ loại bỏ ra khỏi nước.

Máy thổi khí hoạt động liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi khuẩn hiếu khí hoạt động. Chúng hô hấp hiếu khí phân hủy hợp chất hữu cơ chứa N và P thành CO2 và H2O. Chúng tăng sinh trên các giá thể.

Trên giá thể, khi vi sinh vật tăng sinh làm lớp sinh khối dầy lên, các lớp trong cùng sẽ không nhận được oxy nữa khiến các vi khuẩn yếm khí hoạt động. Vi khuẩn yếm khí làm bong lớp sinh khối ra khỏi giá thể, tạo thành một lớp bùn thải mới. Quá trình này được lặp đi lặp lại với một lớp sinh khối của các vi sinh vật hiếu khí mới cho đến khi BOD và các chất hữu cơ được phân hủy hoàn toàn.

Nhờ thế mà quá trình sinh học MBBR có hiệu quả cao. Cụ thể là BOD giảm 85 – 95%, Nitơ giảm 80 – 85%, phốt pho giảm 70 – 75%. Sau khi hoàn tất quá trình, nước sẽ được chuyển sang bể lắng.

8. Bể tạo bông sinh học hiếu khí – Aerotank

Quá trình chuyển hoá vật chất có trong Aerotank khi cho nước ô nhiễm hay nước thải vào hoàn toàn do hoạt động sống của nhiều loài vi sinh vật khác nhau. Các vi sinh vật trong bể Aerotank tồn tại ở dạng huyền phù. Các vi sinh vật trong bể Aerotank có xu hướng lắng đọng xuống đáy, do đó việc khuấy trộn, cấp khí trong aerotank là điều rất cần thiết.

Tác động của hệ thống cấp khí

  • Cung cấp oxy cho tế bào vi sinh vật.
  • Làm xáo trộn dung dịch, tăng khả năng tiếp xúc giữa tế bào vi sinh vật và vật chất.
  • Tăng nhanh quá trình sinh sản của vi khuẩn.
  • Tăng nhanh sự thoát khỏi dung dịch của các chất khí được tạo thành trong quá trình lên men.
  • Thoát nhiệt.

Cung cấp oxy cho aerotank

Công trình ống phân phối khí
Công trình ống phân phối khí

Để cung cấp oxy cho aerotank người ta sử dụng những cách sau: thổi khí; nén khí; làm thoáng cơ học; thổi, nén khí với hệ thống cơ học. Khi cung cấp khí vào aerotank cần lưu ý những điểm sau:

  • Không khí phải được cung cấp đầy đủ và đều khắp aerotak để tăng hiệu quả xử lý.
  • Các lỗ phân phối khí thải được phân phối đều trong các ống dẫn khí ra.

Tác động của cách khuấy

  • Làm tăng mức độ hoà tan của oxy.
  • Làm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và chất hữu cơ có trong Aerotank.
  • Làm tăng khả năng tách hai tế bào trong quá trình sinh sản của vi khuẩn do tác động cơ học của dòng chảy.

Các yếu tố ảnh hưởng

  • Lượng oxy tiêu thụ: phải làm sao cho hàm lượng oxy hoà tan không nhỏ hơn 2mg/l.
  • Nồng độ chất hữu cơ.
  • Chất dinh dưỡng: Cần thiết phải đảm bảo các nguyên tố dinh dưỡng BOD:N:P = 100:5:1
  • Độc tố: phenol, kim loại nặng, muối vô cơ và NH3.

9. Bể trung gian – Khử màu công nghệ

Bể này sẽ sục khí liên tục để nước thải và các hợp chất màu hòa trộn với nhau. Đặc biệt, người ta dùng hóa chất HANO để khử màu.

10. Giai đoạn khử trùng

Các vi khuẩn gây bệnh sẽ được xử lý bằng phương pháp oxy hóa mạnh bằng Chlorine. Chlorine phá hủy quá trình trao đổi chất, giết chết tế bào sinh vật. Đây còn gọi là quá trình xử lý bậc III với các phương pháp khử khuẩn thường được dùng là: Clo hóa nước, Ozone, tia cực tím. Khử khuẩn bằng Clo dạng khí, dạng lỏng, các hipoclorit hay được dùng hơn cả.

Ngoài ra, công đoạn này có thể phải tiếp tục nâng cao chất lượng nước đã xử lý. Tái sử dụng hoặc để xả vào nguồn tiếp nhận có yêu cầu cao. Các phương pháp thường được dùng là:

  • Vi lọc hoặc lọc cát, lọc qua màng,… để lọc trong nước.
  • Kết tủa hóa học và đông tụ.
  • Hấp phụ qua than hoạt tính để khử hết các kim loại nặng, chất hữu cơ, màu, mùi,…
  • Nếu trong nước vẫn còn Nito, Photpho với hàm lượng cao, thì cần xử lý riêng biệt.

11. Bể chứa bùn và xử lý bùn thải dệt nhuộm

bể chứa bùn nhà máy nhuộm
Bể chứa bùn nhà máy nhuộm

Bùn thải dệt nhuộm sau khi được thu hồi sẽ lưu trữ tại bể chứa bùn và được tách nước. Bùn được nén giảm thể tích bằng các loại máy ép bùn.

Bùn thải dệt nhuộm có thể dùng để làm phân bón đất trồng và dùng để san lấp mặt bằng. Khi sử dụng làm phân bón cần xử lý kim loại nặng đến mức cho phép. Ngoài ra còn cần làm ổn định bùn cặn để giảm tác động gây bệnh, giảm mùi hôi, làm giảm hoặc loại trừ khả năng thối rữa, dễ làm khô bùn cặn. Người ta hay sử dụng Clo, vôi sống cho mục đích này.

Cuối cùng là làm khô bùn. Phương pháp sân phơi bùn đã quá lạc hậu, tốn diện tích và thời gian. Ngày nay, tối ưu nhất là sử dụng các máy ép bùn.

Máy ép bùn thải cho nhà máy dệt nhuộm

vận hành máy ép bùn nước thải dệt nhuộm
vận hành máy ép bùn ly tâm xử lý nước thải dệt nhuộm

Tùy vào độ tân tiến của máy ép bùn được sử dụng, mà độ ẩm bùn thành phẩm tạo ra sẽ khác nhau. ARK Việt Nam hiện đang sản xuất và phân phối các loại máy ép bùn ứng dụng công nghệ cao, hiện đại dựa trên dây chuyền nhập khẩu Hàn Quốc, cam kết ép bùn có độ ẩm thấp, ổn định. Máy ép bùn ARK Việt Nam phù hợp với mọi loại bùn thải từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bùn thải dệt nhuộm không phải là ngoại lệ.

 

Bùn thải sau khi được trộn polymer
Bùn thải sau khi được trộn polymer
nước sau khi tách bùn
nước sau khi tách ra khỏi bùn thải không còn cặn lơ lửng
Bùn được ép ra từ nước thải dệt nhuộm
Bùn được ép ra từ nước thải dệt nhuộm

Nước sau khi ép ra lại được chuyển lại bể điều hòa để xử lý lại. Còn bùn khô sẽ được thu gom bởi xe chuyên dụng. Nước càng bị ép ra nhiều, thể tích bùn càng giảm, vận chuyển càng dễ dàng, tiết kiệm.

2 thoughts on “Xử lý nước thải dệt nhuộm an toàn và hiệu quả nhất 2022

  1. Mazhar says:

    Getting from Ringtech Limited

    Please send us price offer Waste water treatment plant for adhesive and textile auxiliary plant
    Capacity : 5 m3/h
    Available area : 6M*16 M
    Output Water : Use for Gardening, Washing etc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup lễ ký kết ark với Nước sạch Sông Đà