Nhiều nhà máy nước hiện nay vẫn áp dụng các quy trình truyền thống để xử lý nước ngầm hoặc nước mặt, phục vụ cho sinh hoạt. Ngoài nước sạch, thì một khối lượng lớn dung dịch bùn thải đang là một vấn đề đáng bận tâm. Các cách thức truyền thống như sân phơi bùn thực sự tốn thời gian, gây ô nhiễm môi trường và không khả thi với các nhà máy có quy mô lớn.
Máy ép bùn cũng đã được đưa vào sử dụng, nhưng chủ yếu đã cũ và lỗi thời (như máy ép bùn khung bản, máy băng tải). Thường xuyên bị tắc và hỏng hóc, gây đình trệ hoạt động của toàn nhà máy. Càng không phù hợp với kế hoạch mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu nước sạch ngày càng tăng của người dân. Đó là lúc máy ép bùn ly tâm có đất dụng võ.
Nước cấp là gì? Nước ngầm là gì?
Nước cấp chủ yếu là nguồn nước ngầm được xử lý tại các nhà máy nước, trước khi cung cấp đến các khu dân cư qua hệ thống ống nước ngầm, phục vụ các nhu cầu thiết yếu, sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Ưu điểm ban đầu của nước ngầm là độ đục thấp do được thẩm thấu qua nhiều tầng địa chất. Nếu chảy qua các lớp đất sâu có chứa cát và đá Granite sẽ hòa tan một số chất khoáng. Còn nếu ngấm qua các tầng đá vôi thì sẽ có độ cứng cao. Các loại vi sinh vật thường ít gặp trong nước do nước ngầm nằm sâu trong lòng đất. Sự phát triển của chúng bị hạn chế trong môi trường yếm khí.
Nước cấp có chứa nhiều loại chất khoáng hòa tan như sắt, magiê, mangan, canxi,… các kim loại này lâu dần sẽ tích tụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cũng như hư hỏng, ăn mòn các hệ thống chứa. Vì thế yêu cầu tiên quyết của một hệ thống xử lý nước cấp là phải loại bỏ hoặc giảm bớt các thành phần này. Nước sẽ được xử lý hóa – lý, các chất rắn sẽ bị loại ra dưới dạng bùn thải.
Độ pH của nước ngầm thường trong khoảng từ 4 – 4,5, có tính acid nhẹ. Nước ngầm ban đầu bơm lên thường rất trong. Nhưng sau khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu vàng nâu do sắt trong nước bị ôxy hóa:
4 Fe2+ (aq) + O2 (g) + 4 H+ (aq) → 4 Fe3+ (aq) + 2 H2O (l)
Fe3+ (aq) + 3 H2O (l) → Fe(OH)3 (s) + 3 H+ (aq)
Xử lý nước cấp với nguồn đầu vào là nước sông
Xác định đặc tính của nguồn nước đầu vào là việc đầu tiên cần làm. Các chỉ số về chất lượng nước, đặc điểm riêng của con sông phải được phân tích.
Nước sông là nước mặt nên sẽ có độ đục cao, chứa nhiều chất lơ lửng (phù sa), kim loại hòa tan, vi sinh vật. Mức độ ô nhiễm của các nguồn nước mặt thường thay đổi tùy theo mùa. Cũng như đặc điểm địa chất của đáy sông, các vùng phụ lưu nơi con sông chảy qua.
Đặc biệt, nguồn nước sông hồ sử dụng phải không bị nhiễm mặn. Nếu không sẽ làm hư hại các thiết bị, bể chứa trong toàn bộ hệ thống. Xử lý khử mặn cần một hệ thống chuyên dụng hiện đại hơn, được đầu tư kỹ lưỡng.
Mẫu nước mặt đầu vào cũng như nước cấp thành phẩm cần được các trung tâm phân tích thẩm định, đánh giá. Độ nhiễm mặn, độ pH, hàm lượng chất rắn hòa tan, Amoni, Asen, chỉ tiêu vi sinh vật, mangan, sắt, … là những tiêu chí bắt buộc phải đo đạc. Chúng quyết định công nghệ xử lý nước cấp nào được áp dụng.
Lưu ý:
→ Không sử dụng các khúc sông nằm gần các hệ thống cống xả thải của các khu công nghiệp, nhà máy, khu dân cư. Vì những khu vực này thường bị nhiễm bẩn nặng. Đặc biệt là kim loại nặng và các chất hữu cơ độc hại.
Công nghệ xử lý nước cấp được lựa chọn theo các tiêu chí:
- Bảo đảm sự hoạt động ổn định và đạt chuẩn của hệ thống,
- Chi phí lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng tiết kiệm nhất,
- Có các bể chứa dự phòng dùng được trong 1-2 ngày. Đề phòng các sự cố, đảm bảo cấp nước liên tục.
- Có các bể chứa nước thải, bùn thải. Có thể chứa ít nhất được 1 ngày đề phòng việc xử lý bùn gặp sự cố.
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Bài viết này sẽ đưa ra ví dụ về một quy trình xử lý nước cấp thường gặp:
1. Xử lý sơ cấp
- Nguồn nước đầu vào sẽ được đưa qua bể lắng để loại bỏ bớt chất cặn lơ lửng. Thực hiện các phản ứng oxy hóa tự nhiên để tiêu diệt vi trùng vi khuẩn.
- Sau đó, nước đầu vào sẽ chảy qua các song chắn và lưới chắn rác. Các chất thải rắn, rác, vật thể lơ lửng có kích thước từ que tăm trở lên sẽ bị loại bỏ.
2. Bể lắng cát
Bể lắng cát là giai đoạn tiếp theo. Nếu nước có độ đục cao (≥ 250 mg/l) thì các hạt lơ lửng có kích thước ≥ 0,2 mm và có tỷ trọng ≥ 2,6 – các vật thể này sẽ bị loại bỏ ở đây. Do chúng sẽ bào mòn các cơ cấu chuyển động của máy móc và làm phá hủy các phản ứng tại bể tụ bông và bể lắng tiếp theo.
3. Xử lý hóa học, làm thoáng
Ở giai đoạn hóa học, nước sẽ được xử lý bằng hóa chất để tiêu diệt vi sinh vật, tảo và loại bỏ mùi hôi. Hóa chất thường là CuSO4, liều lượng phụ thuộc vào nồng độ vi sinh vật, rong rêu, độ kiềm, nhiệt độ của nước.
Tiếp theo là oxy hóa Fe2+ thành Fe3+; Mn2+ thành Mn3+, Mn4+ tạo thành các hợp chất Fe(OH)3, Mn(OH)2 kết tủa và bị loại bỏ. Loại bỏ các chất khí như H2S, CO2 trong nước để làm tăng độ pH. Điều này đẩy nhanh quá trình oxy hóa sắt và Mangan, nâng cao hiệu quả xử lý.
Giai đoạn làm thoáng sẽ tăng lượng oxy hòa tan vào nước, có tác dụng làm trong, loại bỏ màu. Làm thoáng có hai cách: đưa nước vào không khí và đưa không khí vào nước.
4. Clo hóa
Bơm khí Clo (Cl2) vào nước, có tác dụng sát khuẩn cực mạnh.
→ Lưu ý rằng khí Clo biến Amoniac (NH4) có trong nước thành Cloramin (monocloramin NH2Cl, dicloramin NHCl, triclonitơ NCl) làm giảm hiệu quả khử trùng. Các chất cloramin còn rất độc hại cho cơ thể con người.
→ Ngoài ra Clo khi tác dụng với các chất hữu cơ hòa tan tạo thành Trihalomethane là các chất gây ung thư cho con người. Do đó không nên lạm dụng Clo hóa cho các nguồn nước mặt chứa nhiều chất hữu cơ.
5. Keo tụ và tạo bông cặn
Sử dụng các tác nhân có khả năng dính kết các chất lơ lửng trong nước thành các bông cặn. Có thể lắng được trong các bể lắng hoặc vật liệu lọc. Tác nhân có thể là phèn nhôm (PAC – Poly Aluminium Chloride) hoặc polymer (polyacrylamide – PAM).
→ Chính trong giai đoạn này, ARK Việt Nam cung cấp các thiết bị bể trộn polymer, polymer để tạo ra các tác nhân gây keo tụ. Cuối cùng máy ép bùn ly tâm của chúng tôi sẽ phân tách các hạt keo ra khỏi nước để hình thành bùn thải.
Các hóa chất tác nhân phải được chuẩn bị dưới dạng dung dịch hòa tan. Dung dịch này được tạo ra bằng việc hòa trộn nhanh và đều phèn (PAC) hoặc polymer (PAM) vào nước. Nồng độ dung dịch cần tính toán kỹ lưỡng để quá trình lắng đặt hiệu quả tối đa. Nhằm tránh lãng phí hóa chất, dẫn đến chi phí xử lý tổng thể tăng cao.
→ Nếu nhà máy nước không sử dụng máy ép bùn, thì lắng và lọc là các quá trình tiếp theo sau khi tạo keo tụ:
6. Giai đoạn lắng
Đơn giản là sử dụng trọng lực, các hạt keo sẽ tự lắng xuống đáy bể. Hoặc với máy ép bùn ly tâm là sử dụng lực ly tâm quay. Một số bể tuyển nổi sử dụng lực đẩy của các bọt khí. Hầu hết các vi khuẩn và bào tử của chúng cũng sẽ bám vào các bông cặn.
7. Lọc và hấp thụ mùi
Lọc loại bỏ các hạt keo hữu cơ, keo sắt. Chính là nguyên nhân làm nước bị đục. Từ đó tạo ra bùn. Có thể sử dụng than hoạt tính để hấp thụ các phân tử khí và các hóa chất ở dạng lỏng. Giai đoạn này có hai cách phổ biến:
- Đưa nước đã xử lý vào lọc trực tiếp tại bể lọc than hoạt tính.
- Pha loãng bột than hoạt tính, đã được tán nhỏ ở kích thước hiển vi cùng với phèn vào bể chứa nước nguồn đầu vào.
SỬ DỤNG MÁY ÉP BÙN LY TÂM VÀO XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Đọc đến đây, quý khách hàng có thể hình dung được máy ép bùn sẽ được sử dụng trong giai đoạn nào trong một quy trình xử lý nước cấp.
Bùn thải chính là các bông cặn hình thành từ các quá trình hóa lý, lắng và lọc. Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại chủ yếu ở dạng hòa tan. Dung dịch bùn vẫn có thành phần chủ yếu là nước. Do đó khối lượng và thể tích là cực kỳ lớn (do bản thân nước vốn có tỷ trọng cao).
Máy ép bùn sẽ giúp lọc phần lớn nước khỏi bùn thải, ép khô chúng, thuận tiện cho việc xử lý đổ bỏ. Nhà máy nước cấp sẽ giảm được chi phí xây dựng và duy trì các bể chứa bùn khổng lồ, hay phải thuê các đơn vị thứ ba bên ngoài để hút bỏ, thu gom.
Khác với máy ép bùn băng tải hoặc máy ép bùn khung bản – những loại máy ép bùn phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Máy ép bùn ly tâm sử dụng công nghệ mới tiên tiến, đi kèm vô vàn các ưu điểm đáng tiền.
Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép bùn ly tâm
ƯU ĐIỂM NỔI TRỘI CỦA MÁY ÉP BÙN LY TÂM VỚI CÁC LOẠI MÁY KHÁC
- Máy ép bùn ly tâm xử lý nước có thể hoạt động liên tục, điều khiển tự động, không phải dừng lại giữa các mẻ ép như máy khung bản. Qua đó giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí vận hành, tiết kiệm điện năng.
- Thiết kế nhỏ gọn, khép kín, không gây mùi, tiết kiệm không gian lắp đặt. Vật liệu cấu thành từ thép không gỉ, tuổi thọ cực cao.
- Vệ sinh dễ dàng, tiết kiệm nước rửa.
- Máy ép bùn ly tâm xử lý nước ép được tất cả các loại bùn, kể cả những loại bùn có lẫn hóa chất, kim loại. Bùn ép ra có độ khô cao, ổn định.
- Sản xuất ngay tại Việt Nam nên dễ dàng bảo dưỡng, linh kiện thay thế luôn sẵn có.
Xem thêm: Máy ép bùn trong hệ thống xử lý nước thải cần thiết ra sao?
ARK VIỆT NAM –
ĐƠN VỊ SẢN XUẤT PHÂN PHỐI MÁY ÉP BÙN LY TÂM XỬ LÝ NƯỚC UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Chúng tôi sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại nhất được nhập khẩu từ Hàn Quốc, đi kèm là dịch vụ bảo trì bảo dưỡng uy tín.
Không phải bất cứ thương hiệu nào cũng có đội ngũ nhân lực luôn sẵn sàng để bảo dưỡng máy ép bùn ly tâm. Cũng như cung cấp bộ phận thay thế một cách nhanh chóng. Quý khách thường phải đợi nhiều tháng liền chỉ đề chờ linh kiện từ nước ngoài.
Lý do là các nhà sản xuất khác nhập khẩu máy ép bùn từ Đài Loan hoặc Trung Quốc. ARK hoàn toàn trái ngược. Chúng tôi có nhà máy sản xuất, lắp ráp trực tiếp tại Việt Nam.
Đi kèm là dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp, tận tâm. Hotline của chúng tôi luôn mở 24/7 sẵn sàng phục vụ khách hàng. ARK thường xuyên kiểm tra các sản phẩm đã lắp đặt, khắc phục sửa chữa kịp thời. Mang lại hiệu suất tối đa cho hệ thống xử lý của quý doanh nghiệp.
Chắc chắn rằng, khi lựa chọn ARK Việt Nam, bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng
Điện thoại: 0977.675.754 (Mr Trúc)Website: www.arkvietnam.com
Email: arkvn234@gmail.com
Trụ sở chính: Tầng 5, tòa nhà N03-T7, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Văn phòng HCM: 68-70 Hoàng Diệu, Phường 13, Quận 4, HCM.