Xử lý nước thải cao su là yêu cầu bắt buộc trong ngành chế biến cao su, đặc biệt là khi ngành công nghiệp này đang phát triển nhanh chóng và mang lại lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải cao su rất phức tạp. Trong bài viết dưới đây, ARK Việt Nam sẽ hướng dẫn phương pháp xử lý nước thải cao su hiệu quả nhất.
Nguồn gốc nước thải cao su
Nước thải cao su xuất phát từ hai nguồn chính là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm nước từ các hoạt động sinh hoạt như vệ sinh và giặt giũ của công nhân viên. Trong khi đó, nước thải sản xuất phát sinh từ các giai đoạn sản xuất cao su như sấy trộn, làm đông và gia công cơ hội, hoặc từ việc rửa máy móc, thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
Đặc tính của nước thải cao su phụ thuộc vào phương pháp chế biến cao su. Ví dụ, nếu chế biến bằng phương pháp mủ ly tâm, nước thải sẽ có độ pH, COD và BOD rất cao. Nếu chế biến bằng phương pháp mủ cốm, nước thải có pH thấp nhưng BOD, COD và SS vẫn rất cao. Nếu chế biến bằng phương pháp mủ tạp, nước thải có độ pH thường ở ngưỡng 5-6, tuy nhiên chỉ tiêu BOD và COD thấp hơn so với phương pháp mủ cốm.
Tác động nước thải cao su tới môi trường
Nếu nước thải cao su được lưu giữ trong thời gian từ 2-3 ngày, quá trình phân hủy protein trong môi trường axit sẽ xảy ra, gây ra mùi hôi thối và gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân xung quanh và nhân viên công nhân. Ngoài ra, nước thải cao su chưa qua xử lý chứa nồng độ ô nhiễm cực kỳ cao, có thể gây tổn thương hoặc giảm tốc độ sinh trưởng của sinh vật, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong môi trường nước.
Bên cạnh đó, nồng độ nitơ và photpho trong nước thải cao su cũng rất cao, gây hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của rong, rêu. Nếu tình trạng này không được khắc phục, sẽ ảnh hưởng đến cân bằng sinh học trong môi trường.
Khái quát phương pháp xử lý nước thải cao su
Tác hại của nước thải cao su là không thể phủ nhận, do đó, chúng ta cần kết hợp những giải pháp để đưa ra một quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn nhất. Dưới đây là 3 phương pháp cơ bản, cụ thể như sau:
Phương pháp cơ học
Phương pháp này chủ yếu sử dụng song chắn rác hoặc lưới chắn để tinh lọc đi các chất rắn không tan với kích thích lớn, nằm lơ lửng trong nước dưới tác dụng của lực ly tâm hoặc là trọng lực.
Phương pháp hóa học, hóa lý
Đối với phương pháp hóa học: Trung hòa nước về độ pH là 6.5 – 8.5 do nước thải cao su chứa nhiều axit hữu cơ bằng các hợp chất, ví dụ như NAOH, KOH v.v Đối với phương pháp vật lý: Chủ yếu sử dụng tinh bột làm giảm thời gian keo tụ nhằm làm cho các cặn bông dễ dàng lắng xuống đáy bể nhanh.
Phương pháp sinh học
So với các phương pháp trên, phương pháp sinh học dùng để phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm, bao gồm các quá trình là kỵ khí và hiếu khí. Trong quá trình kỵ khí sẽ chủ yếu dùng vi sinh vật hoạt động trong môi trường không có oxy. Quá trình hiếu khí chủ yếu dùng vi sinh vật trong môi trường cung cấp oxy liên tục.
Thiết bị xử lý bùn thải cao su
Máy ép bùn xử lý nước thải cao su là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải cao su. Với đặc tính nước thải đặc biệt đã gây khó khăn cho việc xử lý bùn thải. Tuy nhiên khi sử dụng máy ép bùn ly tâm của ARK công việc ép bùn thải cho nhà máy cao su trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thuyết minh quy trình xử lý
Cách xử lý nước thải cao su hiệu quả có thể được thực hiện theo các bước sau.
Đầu tiên, nước thải chứa nhiều chất thải rắn như lá, cành, v.v., vì vậy cần sử dụng song chắn rác và lưới để loại bỏ chúng và tránh tắc ống dẫn nước. Sau đó, nước thải được đưa vào bể gạn mủ để loại bỏ lớp mủ trên bề mặt nước, và sau đó, lớp mủ này được tái chế.
Tiếp theo, nước thải được chuyển vào bể keo tụ và bể tạo bông để xử lý các chất rắn còn lại trong nước, sử dụng các hóa chất như polyme hay phèn. Các cặn bông lớn hơn được tạo thành từ các bông cặn li ti khi chúng va chạm với nhau.
Sau đó, nước thải được đưa vào bể lắng sơ cấp để loại bỏ hết cặn trước khi chuyển sang bể UASB và Aerotank để loại bỏ hoàn toàn protein thông qua các quá trình kỵ khí và hiếu khí.
Tại bể lắng 2, nước thải được lọc thông qua bể lamella, trong đó các bông cặn được tạo thành từ các tấm lắng lamella, khi chúng va chạm vào nhau và tạo thành các bông bùn có kích thước lớn hơn. Nước sạch được đưa về nguồn và bùn vi sinh cùng nước thải được đưa về bể aerotank để tiếp tục quá trình xử lý.
Cuối cùng, bùn thải được nén lại qua máy ép bùn và chuyển cho các đơn vị chức năng xử lý. Quá trình này đảm bảo rằng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn quy chuẩn nước thải cao su QCVN-1:2015/BTNMT.